Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

Bài thơ Còn gặp nhau

Mình copy bài thơ này của bà Tôn Nữ Hỷ Khương tặng các bạn

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2011

Những trường đại học của tôi

Mới đây mình gặp lại một bạn học ngày xưa
Ngày ấy  mình rất ngưỡng mộ bạn ấy vì bạn học giỏi và rất tài hoa.
 Chỉ có điều mình không có cơ hội làm quen vì bạn học khác lớp (lớp Pháp văn) và điều chủ yếu là bạn  ấy thuộc phe tiểu thư, "không quậy"! hehehe..
(Mình bị quyến rũ bởi mấy bạn quậy, nghịch và chịu chơi như Hồng Nam, Khang BK, Cúc xù, Hoa Sinh Tử...
 Tám qua tám lại mình biết rõ hơn, bạn cũng trải qua quãng thời gian khó khăn sau cuộc đổi đời nhưng bạn đã nỗ lực rất nhiều để vươn lên.
Mình xem blog của bạn mà nể quá xá! bạn giờ rất thông thạo Anh, Pháp ..và vẫn còn làm việc, làm thơ, văn rất hăng say!
Nhìn người lại ngẫm đến ta, mấy chục năm nay, mình có làm gì ra hồn! (có chăng làm nhà báo)!
Mình hỏi bạn học hồi nào mà giỏi vậy?
Bạn nói sau này đi làm rồi phải học thêm vì công việc và cũng do sở thích nữa.
Mình cũng nói : Tớ cũng có đi học thêm đó chớ! Đại học Maxim Gorki , nên bây giờ chả còn nhớ tiếng anh tiếng em gì cả!
 Chắc không ai biết đó là cái đại học gì đâu nhỉ!?
 Chả là có lần mình đọc Thời thơ ấu của Maxim Gorki, mới biết đó là 1 trong bộ 3 quyển tự truyện của ông này, 2 quyển kế là Kiếm sống Những trường Đại học của tôi.
 Mình chưa đọc cuốn thứ ba này nhưng suy diễn từ cuộc đời lăn lộn kiếm sống của ông mà bắt chước nói vậy cho oai!
  Sau biến cố 75, mình quay về Qn và có dự 1 lớp chính trị.(lúc đó Saigon chưa bị mất)
Quả thật dù đã đọc và "bị" nhồi nhét quá nhiều về CS nhưng  với tuổi 20 lúc đó, tụi mình vẫn rất ngu ngơ khù khờ!
Mình bị hố cú đầu tiên: Khai lí lịch tất tần tật!! và tưởng bở sẽ được cho đi dạy làm "kỹ sư tâm hồn"
Chị mình còn hào hứng tuyên bố: Tao thấy có thể sống chung với CS được! và chị chịu khó tham gia học tập, làm thuỷ lợi...
May quá, vừa lúc Saigòn cùng chung số phận, ba mình (đã có kinh nghiệm thời 45-54) liên lạc bảo phải vào Saigon ngay.
Cả nhà , vội vã bán tống bán tháo mọi thứ vào saigon dù chưa biết phải sống ra sao.
Mình từ giã QN không 1 chút luyến tiếc, thiếu điều còn mừng thầm nữa cơ!
Saigon lúc đó như một cái túi chứa đựng dân chúng khắp nơi đổ về lánh nạn nên có đủ thứ thượng vàng hạ cám. Còn người dân SG thì điếc không sợ súng (chưa nếm mùi mà) nên sinh hoạt khá thoải mái, người ta buôn bán, ăn uống tràn lan, không khí cũng không ngột ngạt như ở các tỉnh lẻ.
 Bắt đầu 1cuộc sông mới, mình không còn nghĩ đến chuyện cắp sách đến trường hay đi làm nhân viên nhà nước, điều dễ nhất là xuống đường, gia nhập đội quân vỉa hè! Đó là Đại học kinh tế vậy!
Trường đại học này không phân biệt trình độ, tuổi tác, địa điểm. Giảng viên thì vô số, ai cũng có thể làm sư phụ được!học phí thì vô chừng, có khi không tốn đồng nào mà cũng có khi ngốn hết gia sản, sinh mạng!!
 Nhưng ở nhà không có ai đi làm thì chính quyền yêu cầu hồi hương hay đi kinh tế mới nên mình phải hy sinh tham gia 1 tổ hợp may gần nhà, cũng tiện vì có thể chạy về nhà nấu cơm hay đi xếp hàng mua gạo, mì..
Cái Đại học may này mình học xong thì tháo giỏi hơn may! may ngày không kịp, tối ôm hàng về may cả đêm, như thế mới đủ chỉ tiêu mà mua gạo hàng tháng.
 Đang làm mà cúp điện thì cả đám đón xe buýt xuống Saigon, tới thương xá Tax xếp hàng mua thuốc lá hay thứ gì đó có thể bán lời. Có lúc thì tới nhà sách ngoại văn, mua mấy cuốn sách tiếng Nga, giấy tốt, bìa cứng rất đẹp để đem về cho ba mình ...lấy giấy dán thành bao cho mẹ xài (chả là giấy này so ra còn rẻ và tốt hơn mua giấy ve chai!)
 Mua hoài, cô bán sách sanh nghi, biểu nhỏ bạn mình đọc thử cái tựa, nó ú ớ..
thế là mình mượn sách tiếng Nga của tụi học trò tập đánh vần... vừa thuộc mặt chữ thì ba mình thôi không làm bao giấy nữa!! (nếu không chắc bây giờ mình có thể khoe biết đọc tiếng Nga rồi!)
.Trưa trưa ra coi hàng thế mẹ, mình ngồi mà ngao ngán vô cùng, muốn có hàng bán thì phải tranh mua, đúng là mua giành bán giựt nếu không thì ngày đó coi như ngồi chơi, chưa kể bị công an xua đuổi, tịch thâu..
lại còn cái nạn lừa gạt nữa, mình bị 1con nhỏ nó lừa, rầu quá nghĩ rằng coi bộ không học nỗi cái Đại học này rồi!
Sau đó mẹ mình theo người ta chạy vô Chợ Lớn buôn thuốc rê, mỗi ngày ra đi từ lúc trời chưa sáng đến tối mịt mới về! Thế nên mình từ giã cái Đại học Kinh tế đó 1 cách hoan hỉ (tuy rất xấu hổ vì không phụ giúp gì cho mẹ được) Chứ nếu không e rằng hết vốn!
Lúc đó Khang BK cũng đang thọ giáo ĐHKT ở bãi đất trống gần nhà hắn, mình  cũng thường xuyên ghé qua và cũng ngao ngán thấy rằng mình không học nỗi cái trường đó!
 Ái Ngâu thì học Đại học Giao thông vận tải! Nhỏ này mới là tài, hồi còn đi học nó yếu xìu, thường hay xỉu trong lớp vậy mà lúc đó nó làm lơ xe buýt tỉnh queo! nếu các bạn còn nhớ tình trạng xe buýt lúc đó thì mới biết là nó giỏi chừng nào, xe lúc nào cũng đông nghẹt người và cả hàng hoá nữa.!
Dĩ nhên là trường này không thể có ta rôi!
Nói chung là ai cũng trải qua vài trường lớp như thế!
Sau đó là Đại học vượt biên.
Cái này mới li kì rùng rơn! Lúc đầu mình cũng tính tham gia nhưng sau hãi quá, đành thôi!
Chị mình  sau khi bị gạt ra không cho dạy và cũng nấn ná ở lại 1 thời gian làm xà phòng cũng đã chạy vào SG và tuyên bố  không thể sống chung với cs đc!
Thế là chị tham gia Đại học vượt biên, tham gia nhiều lần tốn không ít học phí ..
và nay vẫn còn ở Sg tuyên bố khi găp lại các bạn (đã ra đi thành công) rằng thì là Tao ở lại còn sứơng hơn tụi bay, đi chi phải cày mệt xác!...
Bây giờ đã xa rồi cái thời chạy vạy chụp giựt, đa số chúng ta đã tương đối ổn định cuộc sống. Chỉ còn lo làm sui, lo nuôi cháu..
Nhưng cũng còn phải học nhiều đó mấy bạn già ơi!
Thời đại @ net niếc mà không biết online thì..làm sao tám!
Thế nên mình cũng tham gia cái Đại học IT cho biết với người ta.  Người ta thì gọi là dân IT (ai-ti) còn mình thì cũng IT nhưng mà là dân  i tờ!  hehehe...
    Thơ con cóc nhảy:
               Trình độ ta thuộc loại i tờ
               Bạn già rủ "tám" làm sao đây!?
              Thôi thì mò mẫm luyện công vậy,
               A còng, chuột, phím, rối tung lên.
              Tuy còn lạng quạng, chưa thông suốt
              Thế rồi "tám " mãi cũng quen tay..
              Đến nay tuy chưa "bừng nắng hạ"
              Nhưng lòng đã rộn rã niềm vui...


 Đó nói sơ sơ mấy Trường đại học của tui cho mấy bạn già nghe chơi nhân tháng tư đen..
(tới giờ cũng chưa tốt nghiệp trường nào!)

Thứ Hai, 11 tháng 4, 2011

Nhân kỷ niệm 10 năm..

 Nhân kỷ niệm 10 năm ngày mất TCS lượm mấy bài về cho các bạn xem chứ trên FB không dễ vào:


Ào ạt như những cơn sóng thần và động đất, người Việt Nam cũng vừa tiếp nhận một khối lượng khổng lồ đến ngộp thở về sự sùng kính và ngợi ca nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhân ngày giỗ lần thứ 10 của ông, 1 tháng 4.
Mọi thứ về người nhạc sĩ hiền lành và thơ mộng này đang trở thành một kho vàng cho những khai thác mang lại sự kiện và lợi nhuận, nhân danh lòng thương mến hay đức phục vụ công chúng, bất chấp bản tính khi còn sinh thời của ông là một người thích tế nhị và kín đáo. Và chắc chỉ không riêng năm nay, mà nhiều năm nữa, những chi tiết, những điều riêng tư của ông sẽ còn được phơi bày đến tận cùng.
Người ta nhìn thấy nó như một điều không cưỡng lại được, dài hơi và thu hút, từ những con người tự xưng mình là rành rẽ cho đến nghiên cứu, từ những tờ báo có tiếng chuẩn mực cho đến những bản tin tầm phào. Dĩ nhiên, có thể không loại trừ với sự thoả hiệp của ai đó trong số những người thân của ông Trịnh Công Sơn.
Cuộc đào bới đó, chưa thấy có chặng dừng, dù tiếng dao kéo và búa chày đã cùn mòn và hỗn mang.
Nhưng ngay cả trong cái vẻ của sự diễn đạt lần hồi cạn kiệt đó, trải qua nhiều năm tháng, những người yêu và biết về một Trịnh Công Sơn có thật, vẫn không hiểu sao người ta đang cố bỏ quên những phần rất quan trọng về cuộc đời người nhạc sĩ này.
Người ta không nói rõ đến giá trị lớn nhất của Trịnh Công Sơn, rực rỡ và xứng đáng nhất vẫn là tập Ca khúc Da Vàng, nói về cuộc chiến 30 năm như là một cuộc nội chiến anh em, không có kẻ chiến thắng mà chỉ có thân phận con người trĩu đau. Chính vì điều này, với chế độ Việt Nam Cộng Hòa, ông gặp nhiều khó khăn, và sau năm 1975, ông cũng phải đi học tập cải tạo – không rõ trong bao lâu.
Người ta cũng không nói về chuyện ước ao đến khi nhắm mắt của Trịnh Công Sơn về việc xin được tái bản bộ Ca Khúc Da Vàng nhưng thất bại, từ thời của ông bộ trưởng Văn hóa Trần Hoàn kéo dài đến bộ trưởng Nguyễn Khoa Điềm. Lời hứa sẽ xem xét và duyệt chính thức cho phép vẫn treo lơ lửng ở đó. Quan điểm hát về nỗi đau của một dân tộc mà không chọn lựa mình đứng về một phía nào đã là viên sỏi khó chịu trong chiếc giày tư tưởng của nhiều quan chức Việt Nam cho đến hôm nay.
Người ta không nói về Trịnh Công Sơn với những sự mòn mỏi và thậm chí vô nghĩa qua nhiều bài hát để ca ngợi thủy điện Trị An, ca ngợi Saigon 20 năm sau ngày thống nhất... v.v. Một giai đoạn mà nhiều bài bình luận đã tạm gọi đó phần đời “sáng tác để tồn tại” của người nhạc sĩ lừng danh này. Dường ai như mọi người cố tình né tránh việc nhìn thấy rõ rằng những năm tháng sáng tác thiếu sự tự do tuyệt đối và tính trung dung thế sự của ông, đã khiến hiện tại lúc ông còn sống thiếu sự rực sáng hơn những gì trong quá sứ son trẻ của đời ông, thậm chí vào lúc cuộc sống mong manh giữa lằn đạn.
Những cuộc lắp ghép tên tuổi của Trịnh Công Sơn với Bob Dylan, rồi có thể đến Joan Baez... sẽ chẳng có giá trị gì nếu phần lịch sử Ca Khúc Da Vàng – vốn gắn liền với một giai đoạn lịch sử của dân tộc – không được nói rõ, làm rõ và nhìn nhận minh bạch với tư duy tử tế nhất.
Phần quá khứ gằn liền với quê hương đầy bom đạn và thân phận của một kẻ sĩ chọn lựa cuộc đời là lẽ sống tự do, trung dung, nếu không được nói đến, ai sẽ hiểu cho ông rằng ông mãi mãi là kẻ cô đơn của bất kỳ hệ thống chính trị nào, dù là trong hay ngoài nước của người Việt. Chắc chắn, nỗi cô đơn đó đáng kính trọng và chia sẻ hơn là những câu chuyện tình được phanh phui mỗi ngày trên báo chí.
Cuộc đời của Trịnh Công Sơn toả sáng khi hát về bi kịch của một dân tộc, và nếu trân trọng một giá trị, có lẽ cần nên trả lại và nói đủ về ông một cách hoàn chỉnh. Hơn là cứ mãi nhảy múa và ngợi ca giả dối chung quanh sự thật. Nếu Trịnh Công Sơn chỉ đơn giản là một người viết tình ca thâm thuý, những cơn sóng thần ngợi ca như hiện nay lại là một điều lố lăng.
Không ai có thể phủ nhận Trịnh Công Sơn là một người tài năng. Nhưng chỉ có tài năng mà thôi, thì đặt tên một con đường cho riêng Trịnh Công Sơn sẽ bất thường, nếu như không có những con đường Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Trầm Tử Thiêng, Nguyễn Đức Quang hay Phạm Duy.
Và đột nhiên, thiếu sự thật, người ta dễ nhìn thấy những ầm ĩ chung quanh đời Trịnh Công Sơn khiến ông được yêu mến, chỉ là son phấn. Và thậm chí kéo theo một lớp người luôn tung hô và nghe nhạc như là một phong trào muốn chứng tỏ mình là sành điệu và trí thức. Vào mỗi dịp tưởng nhớ về ông, người ta nhìn thấy đúng là có những tấm lòng, nhưng cũng có vô số những tiếng leng keng rao bán sự rỗng tuếch của mình như kiểu tung hê nhạc Trịnh là thiền ca, triết ca… khoả lấp đi những gì thật sự đẹp nhất của cuộc đời Trịnh Công Sơn.
Nghệ sĩ Việt Nam, có vô số những cuộc đời như vậy, gắn liền với chìm nổi của dân tộc, và nếu chỉ nói được một phần, hoặc ồn ào khoả lấp, là giả dối và phi nhân.

Tuấn Khanh


Khánh Ly

by San Truong on Monday, March 28, 2011 at 12:37pm
Bà Dao Ánh xuất hiện khi sắp tới ngày kỷ niệm 10 năm ra đi của Trịnh Công Sơn. Không biết những lá thư ông viết cho Dao Ánh bây giờ in thành sách bán có chạy không. Không biết sinh thời Trịnh Công Sơn có làm cho ai hạnh phúc. Nhưng, khi chết có vẻ như ông đã làm cho nhiều người rưng rức khi họ nói đến những ngày đã được ông yêu.

Báo chí Sài Gòn nói về các “Diễm” của Trịnh Công Sơn cũng đúng thôi. Công chúng có lý do để tiếp cận với ông từ những khía cạnh có vẻ như con người nhất. Có lẽ cũng nên cám ơn những người phụ nữ có thể đã làm hay lên những ca khúc của ông. Nhưng, có một người phụ nữ nếu không nhắc tới khi nói về sự nghiệp của Trịnh Công Sơn, tôi nghĩ, sẽ là một thiếu sót thuộc về phạm trù đạo đức. Người phụ nữ đó là Khánh Ly.

Tôi hiểu lý do báo chí Thành phố không nói tới Khánh Ly. Năm 1997, bà đã từng làm cho chúng tôi khốn đốn. Lúc ấy, trên tờ Tuổi Trẻ, Tuấn Khanh có bài báo nói rằng: “Khánh Ly là người hát nhạc Trịnh Công Sơn hay nhất”. Phản ứng đầu tiên không phải là chính trị mà là những giọt nước mắt của một ca sỹ nghe nói đang là một “bống của Sơn”. Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn điện thoại cho một nhà văn khi ấy đang là biên tập viên của tờ Tuổi Trẻ-hình như ông chỉ than “nói chi vậy”.

Nghe nói khi sang Mỹ, Khánh Ly có phát biểu và hát những bài “chống cộng”. Đụng chạm tới “cộng” thì trong tờ Tuổi Trẻ khi ấy có đủ hồng vệ binh để lập ra cả một thành trì. Những cuộc giao ban nội dung không còn nói chuyện âm nhạc, các phóng viên được yêu cầu “đứng trên lập trường của một tờ báo Đoàn” để phê phán tính “khách quan tiểu tư sản” khi khen ngợi một ca sỹ hải ngoại bấy giờ được coi là “phản động”.

Những cuộc kiểm điểm này đã như một giọt nước để một nhóm phóng viên đã phải rời Tuổi Trẻ trong nước mắt như: Tuấn Khanh, Huỳnh Thanh Diệu, Đỗ Trung Quân...

Sau đó ít lâu, tôi cùng một vài anh em tới nhà Trịnh Công Sơn nhân Bùi Công Duy vừa vinh quy từ Nga. Tôi có hỏi ông: “Sao anh lại phản ứng khi báo Tuổi Trẻ nói Khánh Ly là người hát nhạc của anh hay nhất?”. Trịnh Công Sơn cười: “Đương nhiên là Khánh Ly hát hay nhất. Nhưng, cô ấy đang ở bên kia, các em nó ở đây. Khánh Ly thì không còn cần ai khen trong khi các em nó nghe, buồn. Tội”.

Tôi “biết” Trịnh Công Sơn khi gặp Trần Ngọc Phong ở trường sỹ quan. Trong cuốn sổ lưu bút của Phong, có tấm hình anh chụp chung với “chú Sơn” và một trang viết rất tình cảm mà “chú Sơn” dành cho chàng trai 19 trước ngày lên đường ra Biên giới. Trong thời gian tôi lưu lại Sài Gòn trước khi sang chiến trường Campuchia, tôi không rời chiếc máy cassette 2 cửa băng màu đỏ của nhà Phong. Ba Phong, nhà văn Trần Công Tấn, cũng thường xuyên nghe nhạc Trịnh qua giọng ca Khánh Ly. Trong máy của ông luôn luôn có băng nhạc “Sơn Ca số 7”. Tôi mang theo “Sơn Ca số 7” và giữ nó cho tới ngày rút quân khỏi Campuchia.

Về sau, tôi ráng nghe những người phụ nữ khác hát nhạc Trịnh Công Sơn. Công nhận, rất nhiều người có thể hát nhạc của ông. Nhưng, Khánh Ly đã đặt một chuẩn mực mà có thể sẽ không còn ai chạm tới. Lâu rồi tôi không còn nghe “Trịnh”. Thỉnh thoảng-trên xe, trong quán café-tình cờ nghe giọng Khánh Ly; tôi tự hỏi, nếu như thập niên 1960s mà không có nữ ca sỹ tài năng này, liệu sự nghiệp của Trịnh Công Sơn có đi được vào lòng người như thế.
Huy Đức

nhân trường hợp 10 năm Trịnh Công Sơn...

by Do Trung Quan on Tuesday, 22 March 2011 at 12:21
Chúng ta đã quá ngán ngẩm cái sự thần thánh hóa,tôn sùng cá nhân.cái sự sùng bái cá nhân vốn đã gây biết bao thảm họa cho không chỉ xứ mình.
Nay nó đang rơi vào một nhân vật[ may thay] không thuộc chính trị.nhạc sĩ trịnh công sơn.
Công bằng mà nói.hiếm có [ hay chưa từng có] một nhạc sĩ Việt Nam nào khi mất đi còn nổi tiếng hơn khi sống.còn tiếp tục tốn giấy mực tranh cãi hoan hô hay đả phá nhưng dù phe nào thì cũng hát nhạc của ông.ghét ca khúc da vàng thì hát tình ca,ghét tình ca sau 1975 thì hát…ca khúc da vàng.hiếm có một nhạc sĩ nào mà chả cần nhà nước,cứ tới ngày giỗ là thiên hạ khắp nước tổ chức.có tài trợ thì vào nhà hát lớn.không tài trợ thì một quán cà phê nhỏ,một cây đàn guitare cũng thành buổi hát hò tưng bừng.trong nước ,ngoài nước,nơi nào có người Việt thì có tổ chức.hiện tượng ấy đáng để tiếp tục tốn giấy mực.đáng để nghiên cứu và phân tích.nghe kể lại lời của cụ K.nói về TCS ” khi còn sống nó { TCS] ngồi chỗ nào thì người ta biết đến chỗ ấy.nó chết rồi thì ở đâu cũng thấy…”.kể cũng không sai.
Con người này làm nghệ thuật đa dạng.viết nhạc [ tất nhiên] vẽ tranh,làm thơ và…viết thư tình.TCS không phải trường hợp duy nhất: Văn Cao,Nguyễn đình Thi và nhiều nhân vật khác cũng đa tài đa dạng.ấy thế mà TCS khi mất thì mọi lãnh vực bỗng trở nên ồn ào khác thường.lãnh vực nào cũng được các anh nhà văn nhà báo kỳ cựu gọi tên: xuất chúng.thư tình gửi một người cũng xuất chúng.tranh chân dung vẽ bạn bè cũng xuất chúng.khen thì cứ tự nhiên,tùy mỗi người nhưng nên có phân tích,lý luận để mà chứng minh cho cái xuất chúng mới là phải lẽ.bạn bè khen nhau thì chả khó tí nào.thông thường khen một người tài năng ,tên tuổi mà không chứng minh,trình bày cặn kẽ thì chỉ duy nhất người  khen cũng đang…khen ngầm chính mình.
Tôi- người viết chỉ nhận định riêng rằng.chỉ riêng lãnh vực tình ái dù bằng nhạc,tranh hay thơ của họ Trịnh.ông có một lợi thế không phải ai cũng có được; TCS độc thân suốt đời.kẻ độc thân có quyền yêu đương với ai cũng được.một lúc vài cô cũng chả ai nói gì .cứ thử có vợ mà xem.vẽ tranh làm thơ hay viết nhạc mà đề tặng cô nào cái nhà cháy gấp.cũng chả cần đề tặng hay văn nghệ văn gừng.chả cần yêu iếc lung tung,chỉ mỗi tháng không mang gạo về đổ vào hũ xem sao.vợ có không tru tréo,con cái có  ra đứng đường hay không biết ngay thôi.
TCS may mắn không rơi vào “ thảm cảnh” như thế.nên hoạt động nhiều lãnh vực tha hồ.ông chả thuộc về ai mà cũng chả cô nào thuộc về riêng ông.thêm cái vẻ tiều tụy xơ xác trời cho dễ làm mủi lòng vô vàn phụ nữ vốn dễ mủi lòng.cái thất thế ở người bình thường trở thành cái lợi thế của một người tên tuổi.cộng tất cả lại thì quả nhiên là trường hợp hiếm có.nên giờ đây thư tình,tranh ảnh,âm nhạc bỗng trở thành “di sản” .nó là như thế.
Nhân cuốn sách “ thư tình cho một người “ tập hợp khoảng 100 lá thư viết riêng cho nàng Dao Ánh [ từ 1964 đến 1967] những người hiếu kỳ đang chờ xem thơ mộng ,ướt át thế nào.riêng kwan thì bảo đùa “ cô Dao ánh[ nay đang trở thành cụ- cô ấy hơn kwan đâu vài tuổi] dù có 100 lá thư tình cũng thua bà chị ruột Bích Diễm.chỉ cần một bài “ Diễm xưa” đủ lưu danh  trong âm nhạc VN rồi.’
Con người này vẫn còn làm tốn giấy mực nhiều năm nữa.
Đợi xem…

Thứ Tư, 6 tháng 4, 2011

Lại thêm một lần 30/4 nữa

Đăng lên cái bài cũ của Nguyễn Ngọc Tư:

Tôi vẫn còn giữ cái thói quen hồi còn ở với ba má, ít đi đâu vào những ngày lễ lớn, như Quốc Khánh hay dịp 30/04. Ở nhà và… xem ti vi. Bởi những bộ phim tài liệu hay chỉ tập trung chiếu vào những ngày này. Mà một người trẻ như tôi chỉ có thể tư duy về chiến tranh những thước phim quý giá đó, của cả hai phía, dù hình ảnh phim có mờ, nhập nhoè. Trước khi trở thành một người Việt Nam viết văn, trước khi chạm tới cái gọi là nỗi đau, tôi phải biết chiến tranh là gì cái đã.

Và những hình ảnh trầy xước củ kỹ, tôi xem hàng chục lần, tôi thuộc lòng từng đoạn nhưng cứ mỗi năm, tôi lại nghĩ ra một ý nghĩ mới về chiến tranh. Năm nay, trước những thước phim xước, tôi nhớ tới Ng, tới T, những người bạn viết đồng trang lứa, con của những người cha từng ở phía bên kia.

Bạn tôi, rất già, là tôi cảm giác vậy. Vì bạn nhận thức về chiến tranh ngay khi biết thế nào là cây cà rem ngọt lịm, thế nào là một ngày vui vẻ… Không vì công việc nào đó (cụ thể như tôi, là viết lách) mà phải đi tìm hiểu chiến tranh. Chiến tranh ngay trong bữa cơm, trong những bẩn chật của cuộc sống, trong cử chỉ đầy định kiến của người đời, trong ánh nhìn khắc nghiệt của đám đông. Và bạn bè tôi đã đi lên, đã giỏi giang bất chấp những gánh nặng vô hình chồng chất lên vai. Những cuộc tình, những sáng tối café, những công việc tất bật, những sáng tác mới đã làm cuộc sống của bạn trở lại bình thường, ít ra, bình thường trong mắt tôi.

Cho đến một ngày cuối tháng 4 mỗi năm, cho đến những bộ phim tài liệu loang lổ, cho đến khi lịch sử được nhắc lại, “chúng tàn sát đồng bào”, “chúng tra tấn dã man”, “chúng điên cuồng trả thù”, “chúng thất bại thảm hại” “chúng sụp đổ hoàn toàn”…

Ở nơi xa xôi nào đó, những người cha của bạn bè tôi, những người đã từng cầm súng ở phía bên kia ngậm ngùi.

Ở nơi xa xôi nào đó, có những người bạn tôi, tài hoa, giỏi giang, thành đạt cũng ngậm ngùi.

Mãi mãi, họ thuộc về “chúng”. Và đó là chiến tranh. Chấp nhận những vết thương mãi mãi không hàn gắn được
Nguyễn Ngọc Tư   17-10 07