Một ngày như ý nhé KBK
Hôm nay đã là 28 Tết nghĩa là xem xém Tết
Chúc bạn bè gần xa có những ngày vui vầy xum họp
Năm mới AN KHANG THỊNH VƯỢNG
Trong khi chữa bệnh bằng những loại thuốc tây, bệnh nhân thường được khuyên phải tránh uống những thức uống có chất rượu. Cũng trong trường hợp này, việc gia tăng ăn và uống những loại trái cây thường được khuyến khích, "để cơ thể có thêm vitamine C, hay những chất bổ dưỡng". Đó là một quan niệm không hoàn toàn sai, nhưng bệnh nhân nên thận trọng chọn lọc những loại nước trái cây nào thích hợp, bởi vì một cuộc nghiên cứu vừa qua cho thấy loại nước bưởi có khả năng làm gia tăng hoạt tính của một số dược phẩm, có thể gây nguy hiểm và tử vong. Sau đây là bài viết về kết quả nghiên cứu về trường hợp này của Nicholas Bakalar vừa được đăng tải trên tờ The New York Times. Vào năm 1989, một nhóm các nhà nghiên cứu ở Canada đang nghiên cứu một loại thuốc về huyết áp rất ngạc nhiên khi khám phá ra rằng việc uống một ly nước bưởi (grapefruit) có thể làm gia tăng hoạt tính của loại thuốc này lên đến mức nguy hiểm. Lúc đó họ đang kiểm tra tác động của bia rượu đối với một loại thuốc gọi là Plendil. Các nhà khoa học cần một thứ gì đó để che giấu mùi vị của rượu hầu các đối tượng thí nghiệm chỉ biết là họ đang uống thuốc mà không biết rằng mình uống thuốc bằng rượu. David G. Bailey, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Khoa học Y tế London ở London, Ontario, người đứng đầu cuộc nghiên cứu này, cho biết: "Một buổi tối thứ bảy, vợ chồng tôi kiểm mọi thứ trong tủ lạnh, thấy rằng món duy nhất át được mùi rượu là nước bưởi". Vì vậy họ đã sử dụng thức uống này trong cuộc thí nghiệm của mình, vì nghĩ rằng nước bưởi sẽ không liên quan gì đến kết quả thí nghiệm. Nhưng bỗng nhiên họ thấy hàm lượng máu của thuốc bỗng tăng vọt đáng kể ở nhóm chỉ uống nước bưởi mà không uống rượu. Tiến sĩ Bailey nói: "Mọi người không tin chúng tôi. Họ nghĩ đây là một trò đùa. Chúng tôi gặp rắc rối khi muốn đăng bài viết về vấn đề này lên một tạp chí y học lớn". Cuối cùng bài viết cũng được chấp nhận và được Lancet xuất bản vào tháng 2/1991. Câu hỏi kế tiếp là tại sao loại nước ép này lại gây hiệu ứng như thế. Hóa ra câu trả lời nằm ở các enzyme gọi là hệ cytochrome P-450, đặc biệt là enzyme CYP 3A4. Loại enzyme này chuyển hóa nhiều loại thuốc cũng như nhiều chất độc thành những chất ít hiệu lực hơn hoặc dễ bài tiết hơn, đôi khi là cả hai. Nước bưởi ngăn chặn khả năng này của CYP 3A4, gia tăng hiệu lực của thuốc bằng cách cho phép thuốc hòa tan nhiều hơn vào trong máu, kết quả là tạo ra một lượng thuốc quá liều. Nước bưởi chỉ tác động với enzyme này trong ruột chứ không tương tác trong gan hay những bộ phận khác. Kết quả là nó chỉ có tác dụng với thuốc uống chứ không tác dụng với thuốc tiêm. Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu cho thấy tác động của nước bưởi với nhiều loại thuốc được sử dụng rộng rãi khác. Đa số không đem lại hậu quả gì nghiêm trọng nhưng một số ít lại có. Ví dụ, các loại thuốc làm giảm cholesterol như Lipitor, Mevacor và Zocor đều gia tăng hiệu quả của thuốc khi được uống với nước bưởi. Hàm lượng quá liều của những loại thuốc này có thể đưa đến một chứng rối loạn cơ bắp nghiêm trọng gọi là hoại tử cơ (rhabdomyolysis) và đôi khi dẫn đến tử vong. Như thế nghĩa là người ta có thể giảm liều lượng thuốc cần dùng chỉ bằng cách uống nước bưởi hay không?. Tiến sĩ Bailey nói rằng "Không. Vấn đề là tác dụng của nó không thể dự đoán được. Bạn không thể giảm liều Lipitor và tăng lượng tiêu thụ nước bưởi chùm. Khả năng hấp thụ nước bưởi nhiều hay ít ở mỗi người mỗi khác. Lượng enzyme mà người ta có trong ruột cũng khác nhau rất lớn. Tính toán quanh quẩn với món nước bưởi không phải là một ý kiến hay chút nào". Nước bưởi cũng có thể ngăn cản sự trao đổi của các chất ức chế serotonin có chọn lọc (Selective serotonin reuptake inhibitors - S.S.R.I.), chẳng hạn như Prozac, dùng để điều trị chứng suy nhược. Tiến sĩ Marshall Forstein, giáo sư tâm thần học ở Harvard, cho biết ông khuyên bệnh nhân nên đổi từ nước bưởi sang một loại nước uống khác vì hầu hết các loại trái cây thuộc họ cam quýt đều không gây hiệu ứng tương tự. "Nếu họ khăng khăng đòi, tôi sẽ cố gắng kê toa cho S.S.R.I. hoặc các loại thuốc khác được uống vào một thời điểm mà nước bưởi đã được chuyển hóa hết". Trong số các loại nước trái cây, nước bưởi có tác động mạnh nhất, nhưng nước chanh và nước cam làm từ cam Seville cũng có tác động ức chế tương tự với enzyme CYP 3A4. Ở một số loại thuốc, nước táo cũng có ảnh hưởng như thế. Dù Tiến sĩ Bailey đề nghị tránh dùng nước bưởi hoàn toàn khi đang uống thuốc nhưng một số chuyên gia lại cho rằng không nên quá phóng đại tác động của nó. "Những tình cảnh có thể xảy ra tương tác khá hiếm", theo Tiến sĩ David J. Greenblatt, một giáo sư dược học tại Tuft. Trước hết, ông nói, thuốc phải được hấp thụ khối lượng lớn bởi các enzyme CYP 3A4 trong ruột, mà loại này có mặt ở đây tương đối ít: "Khi xem xét dữ liệu thực tế cho mỗi loại thuốc, kết luận khoa học là những tác động này thường hiếm xảy ra, đôi khi rất nhỏ và không quan trọng. Nhưng trong một số trường hợp chúng cũng khá đáng kể". Tiến sĩ Greenblatt và những đồng viện của ông tại Tufts đang chỉ đạo một cuộc nghiên cứu được tài trợ bởi Viện Y tế Quốc gia về lĩnh vực này trong suốt nhiều năm qua, và ông là một nhà tư vấn chuyên môn cho Ủy ban Cam quýt Florida. Tiến sĩ Richard B. Kim, một giáo sư y dược thuộc Đại học Vanderbilt, cũng đồng ý rằng tác động này là một nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng với một số bệnh nhân. "Tiêu thụ nước bưởi là một vấn đề liên quan đến sức khỏe, nhất là với người già, những người thường phải uống các loại thuốc chịu tác động của nó. Nếu bạn đang uống nhiều loại thuốc, hoặc nếu gần đây bạn vừa mới chuyển sang một loại thuốc khác, thì bạn phải đặc biệt thận trọng. Tốt nhất trong hoàn cảnh này là uống thuốc với nước và hoàn toàn tránh uống nước trái cây" Minh Trang Thêm 1 bài nữa: Nước bưởi cũng có thể... “sinh sự” với thuốc gallon nước ép bưởi (theo đơn vị đo lường Mỹ, 1 gallon tương đương 3.785ml, Khác với 1 gallon của Anh tương đương 4.545ml). Con số của Bộ nông nghiệp Hoa kỳ đã làm giật mình các bác sĩ và dược sĩ. Thật bất ngờ, sự tương tác giữa nước ép bưởi và các loại dược phẩm được khám phá một cách rất tình cờ cách nay gần hai thập kỷ. Vào lúc đó, một loại thuốc trị cao huyết áp là felodipine (biệt dược là Plendil) đã nổi đình nổi đám và là cứu tinh của không biết bao nhiêu bệnh nhân cao huyết áp. 50 loại thuốc bị ảnh hưởng bởi dịch ép bưởi Trong lúc nghiên cứu xem rượu hoặc các chất cồn (alcohol) có tác động gì trên loại thuốc này hay không, nhóm nghiên cứu người Canada đã dùng một dung dịch chứa cồn, bỏ thêm một ít nước ép bưởi nhằm giảm bớt mùi vị “khó ưa” của cồn. Bỗng nhiên các nhà nghiên cứu nhận thấy nồng độ của felodipine trong máu tăng gấp nhiều lần so với những lần nghiên cứu trước đó. Sự gia tăng nồng độ của felodipine trong máu có thể làm tăng tác động và các tác dụng phụ của loại thuốc này. Những nghiên cứu sâu hơn cho thấy chính nước ép bưởi đã làm tăng nồng độ trong máu của các loại thuốc được nghiên cứu. Gần 20 năm nay, các bác sĩ và dược sĩ đã đếm được có trên 50 loại thuốc được kê toa (prescription) và không cần kê toa (over the counter - OTC) bị ảnh hưởng bởi dịch ép bưởi. Những nghiên cứu về sự tương tác giữa nước bưởi và dược phẩm đã đặt giả thuyết rằng những hợp chất có trong nước bưởi có tên gọi furanocoumarins chịu trách nhiệm chính trong việc tương tác với dược phẩm. 200ml nước bưởi cũng đủ... “sinh sự” Các nhà nghiên cứu cho rằng furanocoumarins cùng các chất naringin, bergamottin và dihydroxybergamottin đã làm mất tác dụng của một loại enzym có tên CYP3A4 hiện diện trong các tế bào màng ruột. Enzym này có khả năng phân giải nhiều loại thuốc. Khi enzym này bị nước bưởi “phế võ công” thì thuốc sẽ tự do đi vào hệ tuần hoàn máu, từ đó làm tăng sự hấp thu của những loại thuốc này. Điều này nghe có vẻ như có lợi cho việc sử dụng dược phẩm, nhưng thật ra sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể. Nếu một loại thuốc được hấp thu nhanh hơn mong đợi, có nghĩa là thuốc ấy sẽ tăng tác động. Ví dụ một loại thuốc dùng để hạ huyết áp có thể sẽ làm huyết áp hạ quá mức. Nếu một loại thuốc tăng hấp thu, đồng nghĩa với việc tăng những tác dụng phụ có hại hoặc ngộ độc thuốc. Chăng hạn đang dùng một loại thuốc hạ cholesterol, nếu có sự hiện diện của nước ép bưởi thì nồng độ thuốc này trong máu sẽ cao hơn và có thể gây ra sự rối loạn cơ, tổn thương gan... Chỉ cần một ly nước bưởi chừng 200ml đủ có thể “sinh sự” với thuốc. Tác động này có thể kéo dài tới 24 giờ. Không giống như những dạng tương tác thuốc khác có thể tránh được bằng cách sử dụng hai tác nhân có thể gây ra sự tương tác thuốc cách nhau vài giờ, đối với nước bưởi thì khoảng thời gian từ khi uống nước bưởi đến khi sử dụng các loại dược phẩm (vốn có sự tương tác với nước bưởi) phải trên 24 giờ. Nếu bệnh nhân được kê những loại thuốc thuộc một số nhóm bệnh (xem box) cần phải hỏi ý kiến thầy thuốc về những tương tác có thể xảy ra với nước bưởi. Như đã nói, không phải loại thuốc nào cũng bị nước bưởi “sinh sự”, chỉ một số loại “không may mắn mà thôi”. Sự tác động của nước bưởi lên dược phẩm ở mỗi người mỗi khác và cũng biến đổi tùy theo những giống bưởi khác nhau. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy nếu ăn bưởi cũng ít nhiều có sự tương tác với dược phẩm. Vì vậy, lời khuyên của thầy thuốc là khi sử dụng bất kỳ loại dược phẩm nào, nếu muốn chắc ăn thì tránh bưởi cũng chẳng... xấu mặt nào DS Nguyễn Ba Huy Cường ( khoa dược- ĐH Curtin Úc) Nếu không phải dùng thuốc thì chúng ta cứ ăn bưởi vì rất tốt, nhất là người bị tiểu đường Bưởi là một thứ quả ngon, nhất là bây giờ Việt Nam lại trồng được rất nhiều giống bưởi quý như: Bưởi ngọt Canh Diễn, Đoan Hùng, bưởi Phúc Trạch, Năm Doi. Đang là mùa bưởi, dưới đây là thành phần và tác dụng của bưởi: - Thịt bưởi có chứa các thành phần glucoxit, bưởi cũng như cam, quất (quả tắt) chứa nhiều carotin, nhiều loại vitamin, canxi phốtpho. Cứ 100g bưởi thì có khoảng 12g vitamin C, tức là gấp 2 - 4 lần so với cam và quýt. Hàm lượng vitamin P có trong bưởi cũng tương đối cao. Trong bưởi có hợp chất có thể làm hạ đường huyết, rất tốt cho những người mắc bệnh tim mạch hay béo phì. Vỏ bưởi (trần bì) có tính ấm, vị chua ngọt đắng có tác dụng tiêu đờm, tiêu hóa thức ăn và hạ khí. Trong dân gian dùng 10g vỏ bưởi, thêm lượng đường phèn vừa đủ, đem hấp cách thủy uống (như cách dùng đối với quất) sẽ chữa ho, đau họng, đờm nhiều, đờm trắng ngà. Lấy vỏ một quả bưởi, bách hợp, đường trắng (mỗi thứ 120g, sắc uống) có thể chữa bệnh ho thở khò khè. - Bưởi cũng là thứ quả cung cấp nhiều can-xi, hơn cả lê, táo, hồng... Cứ 100g bưởi thì chứa tới 52g can-xi, do đó bưởi rất tốt cho người già, phụ nữ, người bị bệnh đại tràng để bảo vệ sức khoẻ, ngăn chặn các tế bào ung thư đại tràng, ung thư cổ tử cung, chống lại các tia phóng xạ. Ngoài ra những người bị bệnh ung thư thường có trạng thái máu đặc quánh lại do các tế bào ung thư hình thành chuỗi, một số thành phần có trong bưởi có tác dụng làm giảm sự đông máu, tăng cường tuần hoàn máu, giảm sự tích tụ các tế bào ung thư, đề phòng tắc mạch máu. Dưỡng chất trong trái bưởi Bưởi có tính thanh nhiệt và có chứa nhiều thành phần rất có lợi cho sức khoẻ con người. Đặc biệt những loại bưởi không hạt được coi là tốt hơn cả, bởi chúng có chứa một lượng lớn đường tự nhiên, canxi và photpho. Các loại bưởi không hạt thường có tép bưởi màu trắng hay hồng. Bưởi ruột hồng có chứa một lượng lớn vitamin A và beta carotene (một chất chống oxy hoá) giúp sáng và khoẻ mắt. Ngoài ra, mỗi quả bưởi còn có chứa 325mg kali, 25microgram folate, 40mg canxi,1mg sắt. Công dụng chữa bệnh Các công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn bưởi giúp tiết nước bọt và dịch vị, vì thế có khả năng “hỗ trợ” hệ tiêu hoá. Bạn có thể ăn bưởi hay uống nước ép từ bưởi đều đem lại hiệu quả cao trong việc ngăn chặn và hay “ứng phó” với nhiều căn bệnh khác có liên quan do việc dư thừa axit gây nên. Bưởi cung cấp một lượng lớn chất xơ, có tác dụng chống lại bệnh táo bón, và được xem như một loại “thực phẩm chức năng”. Bởi nó có thể ngăn ngừa bệnh lỵ , bệnh tiêu chảy, bệnh viêm ruột non. Theo các chuyên gia, bưởi được coi như một loại “ thần dược”, nhất là đối với bệnh nhân mắc tiểu đường. Các chuyên gia khuyên bạn nên thường xuyên ăn bưởi để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Thêm vào đó, các bệnh nhân tiểu đường cũng được khuyến khích nên ăn 3 phần bưởi mỗi ngày để cải thiện tình hình. Và người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường cũng nên áp dụng lời khuyên trên. Bưởi có thể điều trị bệnh cúm. Ngoài ra bưởi còn dùng làm giải khát và có tác dụng hạ sốt. Trong bưởi có chứa “quinine”, rất hữu ích trong việc điều trị bệnh sốt rét và chứng cảm lạnh. Đặc biệt, có khả năng giảm căng thẳng và mệt mỏi. Chỉ bằng cách đơn giản sau, bạn hãy uống một cốc nước ép bưởi lẫn với nước chanh vắt, sẽ thấy ngay hiệu quả. Ngoài ra, người áp dụng chế độ ăn kiêng cũng nên ăn bưởi thường xuyên, bởi lẽ bưởi có khả năng “đốt cháy” các chất béo và calo dư thừa. Hấp dẫn hơn nữa là khi các nhà khoa học đã minh chứng rằng bưởi có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, do có chứa một lượng lớn lycopene (chất chống oxy hoá). Các chuyên gia đã tiến hành thử nghiệm trực tiếp với 48.000 bác sĩ, các bác sĩ đã áp dụng một chế độ ăn uống với 10 phần thực phẩm giàu lycopene hàng tuần. Kết quả thu được đã khiến các nhà khoa học không khỏi ngỡ ngàng, bởi 50% trong số họ khó hoặc hầu như không có nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt. Không chỉ dừng lại ở đó, người ta còn tìm thấy trong bưởi có chứa axit phenolic, chất này có thể ngăn chặn một số bệnh ung thư chết người, và các bệnh mãn tính khác như bệnh viêm khớp, bệnh luput. Từ những dấu hiệu khả quan trên, các chuyên gia đầu ngành đã bắt tay vào những công trình nghiên cứu đầy hứa hẹn, nhằm mục đích điều chế ra các loại thuốc, chiết xuất chính từ bưởi giúp ngăn ngừa bệnh tim,chàm bội nhiễm và giảm hàm lượng cholesterol. Thu Hà |